BÀI KỆ TRONG KINH KIM CANG
Tâm Chơn
Đức Phật đã
kết thúc kinh Kim Cang bằng bốn câu kệ rất sâu sắc như sau:
“Nhất thiết
hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác
như thị quán.”
Dịch nghĩa:
Tất cả
pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy
quán chiếu như thế.
Thật vậy,
bài kệ không chỉ hay vì
ý nghĩa diệu huyền mà còn
nổi tiếng bởi
văn từ tinh nhã. Thành ra, bên cạnh việc
tìm hiểu nghĩa lý để
ứng dụng hành trì, tôi mon men đảo một vòng ngang qua
văn tự của
bài kệ.
Bài kệ được
xem như tiếng chuông cảnh tỉnh sự
vô thường của các pháp, là dòng chảy của
tư tưởng Phật giáo đại thừa, là
hình ảnh thường gặp trong nền
văn hóa phương Đông. Thế nhưng, điểm khác biệt hơn hết chính ở chỗ
bài kệ được diễn bày dưới cái nhìn
quán chiếu của bậc
Đại giác. Cho nên, để biết được lối vào,
hành giả phải đi từ thể nghiệm tự thân, mọi khái
niệm ngôn từ cũng chỉ
loanh quanh ngoài ngõ. Dẫu biết vậy, tôi cũng xin bắt đầu từ những gì được
học hỏi nơi các bậc thầy
đi trước, là cánh cửa
phương tiện ban đầu dành cho hàng
sơ cơ.
Bước vào việc nhận hiểu
bài kệ, ngay câu đầu tiên, ta phải nắm cho được thế nào là
pháp hữu vi? Thì đây, mọi sự
mọi việc như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, mặc áo… đều là
hữu vi. Đó là nói về bên ngoài. Rồi đến
năm uẩn như sắc, thọ, tưởng, hành, thức;
bốn đại như đất, nước, gió, lửa hay sáu căn,
sáu trần,
mười hai xứ,
mười tám giới cũng là
pháp hữu vi.
Sở dĩ nói là
pháp hữu vi vì tất cả các pháp ấy đều do
nhân duyên hòa hợp mà thành. Khi
nhân duyên hòa hợp gọi là pháp được sinh, khi
nhân duyên ly tán gọi là
pháp bị diệt.
Pháp hữu vi tuy có mặt đó nhưng
không thật, nên
đức Phật dụ như là mộng, huyễn, bọt, bóng, như sương, như chớp loé.
Chúng ta, những
phàm phu mê lầm tham chấp cho rằng các
pháp hữu vi là
chân thật nên cứ mãi bị
trầm luân sanh tử.
Đức Phật từ bi mở bày
phương tiện chỉ ra các
pháp hữu vi là
sinh diệt,
vô thường,
không thật, giống như mộng, huyễn…
Ô hay,
đức Phật nói mộng thôi cũng đủ rồi tại sao Ngài lại nói thêm mấy thứ nữa chi vậy? Hẳn phải có điểm khác ở chỗ này phải không?
Đầu tiên Ngài nói
pháp hữu vi như mộng. Chẳng phải xem nó là không có
sự tướng, nhưng có tức chẳng phải có. Bởi vì trong mộng thấy cảnh nên không thể nói là không, tức là có; nhưng khi tỉnh cơn mộng, cảnh liền biến mất tức là không. Cho nên nói là có tức chẳng phải có. Vì pháp do
nhân duyên hoà hợp mà thành, nên nó thay đổi theo duyên, tức là nó không cố định một cái gì hết, nên nó là giả, vì là giả nên nó là không, là mộng.
Chữ mộng được dùng trong
bài kệ thật đắc. Nó chỉ cho một cõi mơ, một sự
vô thường biến đổi, không chắc thật mà sau này tầm
ảnh hưởng của nó về mặt
văn học nghệ thuật rất cao. Không riêng gì ở Trung Hoa, khi nói đến những gì tạm bợ,
biến hóa vô thường người ta hay dùng từ mộng mà ngay cả ở
Việt Nam từ mộng cũng rất
phổ biến.
Từ mộng
đi vào trong
văn học, thơ ca, tuồng tích; thấm đẫm vào trong dân gian để khi
diễn đạt cái gì
không thật là người ta cho đó là mộng. Không phải chỉ
chiêm bao mới có mộng mà ngay khi thức
vẫn có mộng như thường, ta
hay nói trường hợp đó là “mở mắt chiêm bao”.
Hòa thượng Thanh Từ có bài thơ gồm 8 chữ Mộng:
“Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng
Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng.”
Nhà thơ Tản Đà có mấy câu thơ “Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi”, “Nhưng mộng mà thôi mộng mất rồi”; hay như nói “Đời người như giấc mộng”… há không phải là
ảnh hưởng từ chữ mộng trong
Phật giáo hay sao?
Thật ra, bảo nó là mộng, biết nó là mộng nhưng không dễ gì
chúng ta chấp nhận nó là mộng
nếu không thực tập quán chiếu sâu sắc các
pháp hữu vi. Bởi lẽ,
chúng ta ở trong đường
si mê lầm lạc lâu lắm rồi nên đâu biết
việc đời như mộng, tức xem
việc đời quá
gắn liền với mình, khi gặp cảnh thuận, cảnh nghịch thì bị dính theo, chẳng thể buông nổi.
Vả lại nói việc
quá khứ là như mộng thì đã đành, còn
cảnh ngộ rành rành trước mắt, thân mình
cảm thọ, mà bảo là
không thật thì có thể tin chăng? Chẳng hạn người ta chửi mình mà bảo là cảnh mộng thì chắc là khó
chấp nhận. Cho nên Phật mới nói thêm rằng cảnh thuận hay nghịch
rành rành thân mình
cảm thọ thật ra đều
như huyễn vậy.
Giá trị nghệ thuật là ở chỗ này. Trong sáu ví dụ, thì ví dụ mộng là tổng, còn huyễn, bọt, bóng, sương, chớp là biệt, và đều để
tỏ rõ nó như mộng mà thôi. Kẻ
căn tánh tốt một khi nghe ví dụ như mộng liền có thể
hiểu rõ pháp duyên sanh,
đương thể tức không. Nhưng vì sợ có kẻ chưa
hiểu rõ nên Phật nói thêm năm ví dụ nữa là huyễn, bọt,….
Theo kinh Phật, huyễn có nghĩa là huyễn thuật mà đời bây giờ gọi là trò
ảo thuật. Người ta làm trò
ảo thuật như biến giấy thành tiền, hay các nhân vật khóc cười trên sân khấu… nó
không thật mà
chúng ta lầm chấp nó là thật rồi
chạy theo buồn vui trong vở kịch.
Cho nên, phải biết
con người ở đời
cũng thế, hết thảy sự gặp gỡ đều là chỗ biến hiện của
vọng thức nghiệp duyên.
Thế gian là sân khấu,
chúng sanh là nhân vật của vở tuồng.
Chúng ta phải đóng trọn
vai trò của mình trong một
thời gian nào đó rồi thôi. Khi hết tuồng, hạ màn, trong nháy mắt
diễn viên không còn là nhân vật nữa. Ấy
vậy mà chúng ta thường cho đó là thật, rồi
mê muội quên mất “con người thật” của mình.
Đức Phật thấy rõ điều này nên dạy
chúng ta phải biết các
pháp hữu vi chỉ là huyễn thuật, không
thực thể.
Thí dụ bọt cũng vậy.
Chúng ta đều biết bọt là do nước bị gió thổi khích đãng mà thành những đám
bong bóng nhỏ cụm vào nhau nên rất
mong manh, dễ vỡ.
Thế gian này cũng vậy. Bãi bể hóa nương dâu, hang hốc
biến thành gò núi là một minh chứng cho sự
sanh diệt đổi thay này.
Đến như bóng, nó giống như có mà
thực ra là không, vì bóng chỉ là
hình ảnh phản chiếu lại của sự vật. Thân người cũng vậy,
hư vọng hiện ra có, mà
thực ra là không. Như bóng người trong gương, vì gương chiếu thì
hiện ra, mập ốm dài ngắn không sai
mảy may nào.
Như sương, như chớp loé
cũng thế. Buổi sáng sớm,
chúng ta còn thấy vài
hạt sương long lanh trên đầu lá cây ngọn cỏ. Nhưng khi
mặt trời ló dạng,
ánh nắng chiếu xuống thì sương tan không còn nữa. Điện chớp cũng chỉ là
hiện tượng thoáng qua,
vô thường như vậy. Về ý này,
thiền sư Vạn Hạnh có
bài kệ:
“Thân như
điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”
Hòa thượng Mật Thể dịch là:
“Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua
rụng rờiSá chi
suy thịnh việc đờiThịnh suy như
hạt sương rơi đầu cành.”
Nói chung, theo
lời Phật dạy, các
pháp hữu vi như
sắc thân,
thế giới,
vọng tưởng chỉ là trò
ảo mộng mà thôi,
chúng ta phải quán sáu ví dụ đó để không bị
chấp trước hay dính mắc vào một cái gì. Khi đó ta sẽ thấy được biển rộng trời cao,
tâm lượng của ta
biến thành rộng lớn,
bao la như
hư không, không bị vật gì
ràng buộc, không gì làm trở ngại.
Tuy nhiên,
chúng ta phải biết rằng việc quán
chư pháp không tướng tức là quán các
pháp như như, vì
tánh tướng vốn không. Cho nên, quán
duyên sanh liền có thể khế hợp vào
như như bất động và
vì vậy,
vô vi pháp tánh
từ quán hữu vi pháp tướng như mộng,
như huyễn mà hiện khởi. Đó cũng chính là nghĩa của
Trung đạo vậy.
Tóm lại, qua bốn câu kệ cuối
bài kinh ta thấy
đức Phật đã dùng sáu ví dụ điển hình để chỉ rõ các
pháp hữu vi là
không thật, chỉ là duyên hợp giả có, hầu phá sự
chấp trước của hàng
phàm phu.
Với những
hình ảnh mà
đức Phật ví dụ trong
bài kệ, không những có
giá trị về mặt nội dung mà còn truyền tải nghệ thuật
văn học trong
Phật giáo. Khi
hành giả đi sâu vào
quán chiếu các pháp đều
hư giả như sáu ví dụ trên thì
hành giả không còn khởi
vọng tâm chấp thủ ngã-pháp hay bốn tướng nữa. Và khi các
vô minh vọng chấp không còn thì
chơn tâm thanh tịnh hiện ra,
hay nói cách khác là tánh
Kim Cang Bát-nhã
như như bất động hiện ra mà không
cần phải rong ruổi tìm cầu nơi nào hết.
Tâm Chơn
(Trích: Bóng Trúc Bên Thềm của Tâm Chơn, Nhà xuất bản: Văn Hóa Thông Tin)