Thiền sưĐại Điên Bảo Thông (732 - 824) là tăng sĩ đời Đường, tác giảBát nhã tâm kinhchú giải. Minh ChâuHương Hải (1628 - 1715), thiền sưViệt Nam thời Hậu Lệ, có viết tác phẩm Giải Tâm kinhĐại Điên, bằng chữ Nôm, tức là dịch Việt bản Tâm kinh chú giải của Đại Điên; bản dịch ấy mang ký hiệu AB. 530 của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm. Các bản Tâm kinh chú sớ từ Trung Hoa được chư Tổ VN thỉnh về từ thế kỷ 15 trở về sau, gồm có: Tâm kinh Thiêm túc của sa mônHoằng Tán, Tâm kinhtrực thuyết của đại sư Hám Sơn và Tâm kinhchú giải của hòa thượngĐại Điên. Kính gởi đến quý độc giả bản dịch Tâm kinhchú giải này, qua quan điểmthiền tông của Hòa thượngĐại Điên. Nó rất khác lạ so với những chú sớ Tâm kinh khác. Lẽ ra nó phải được chuyển dịch từ lâu bởi chư vị ở Thiền phái Trúc LâmViệt Nam. Mong rằng dịch phẩm này góp thêm hương hoa cho rừng thiền Phật Giáo Việt Nam.
BÁT NHÃ TÂM KINHCHÚ GIẢI 般若心經註解 Tục Tạng Kinh Vol. 26, No. 573 Triều nhà Đường, Thiền sưĐại Điên Bảo Thông giải thuật.1 Việt dịch: Quảng Minh. Bài Tựa
Tâm kinh ấy chưa từng nêu lên để biện minh, sao phải chú giải? Nhưng mà đức Thế Tônxuất thế, thị hiện ra nhiều tướng, giảng nói đủ loại pháp, năm sự2 thi hóa, năm chủng lập đề3 , rộng mở huyền môn, dẫn dắt chúng sinh. Ở thời kỳ thứ năm4 , đức Thế Tônthuyết kinh Đại Bát-nhã tối thắng này, được Tam tạng Pháp sưHuyền Trang ở đời Đường phụng chiếu dịch, lưu truyền nơi quốc độ này. Kinh Đại Bát-nhã gồm sáu trăm quyển, thuyết một vị Không, bày nhiều cửa pháp, ở trong số ấy, tinh túy bậc nhất là Tâm Kinh năm mươi bốn câu, tính ra hai trăm sáu mươi bảy chữ. Bản kinh ấy, văn ý thẳng thắn, trở thành khó hiểu, mong muốn truyền trao đạt đạo, ngõ hầu tiếp dẫnsơ cơ. Nếu ai biết phản chiếu tự thân, thì phải qua năm bước: (1) Giùi mài sự thấy nghe, (2) Giữ lấy sự kiến tánh, (3) Nhập vào đốn môn5 , (4) Không có sự ngưng trệ, (5) Đi đến lao quan6 . Nếu như chưa thành tựu, xin nghe một câu cuối cùng7 ! Hòa thượngĐại Điênchú Tâm Kinh8 Tâm Kinh Chú Giải