PHẨM CÔNG ĐỨC DANH TỰ
Phẩm thứ ba[149]
Lúc ấy,
đức Như Lai bảo
Bồ Tát Ca-diếp: “Thiện nam tử! Nay ông nên khéo giữ lấy kinh này,
công đức sẵn có trong từng câu chữ. Người
thiện nam,
tín nữ nào
nghe được tên kinh này, không thể sanh vào trong bốn đường dữ.[150] Tại sao vậy? Vì
kinh điển này là chỗ
tu tập của
vô lượng vô biên chư Phật. Nay ta sắp nói ra chỗ được
công đức.”
Bồ Tát Ca-diếp
bạch Phật: “Thế Tôn! Nên đặt tên kinh là gì?
Chư Đại Bồ Tát nên
cung kính giữ gìn như thế nào?”
Phật dạy Ca-diếp: “Kinh này tên là Đại Bát Niết-bàn. Đầu kinh, giữa kinh
cho đến cuối kinh đều là những lời lành cả.
Nghĩa lý sâu xa,
văn chương hay khéo,
tinh túy thuần khiết, đầy đủ
Phạm hạnh thanh tịnh, kho tàng
kim cương quý báu trọn đủ không thiếu. Nay ông hãy nghe cho kỹ, ta sẽ
giảng thuyết.
“Thiện nam tử! Nói là đại, nghĩa là thường, như tám con sông lớn đều đổ về nơi biển cả. Kinh này cũng vậy,
hàng phục tất cả
phiền não trói buộc cùng các tánh ma. Sau đó mới nhập Đại Niết-bàn,
buông bỏ thân mạng.
Vì vậy nên gọi kinh này là Đại Bát Niết-bàn.
“Thiện nam tử! Lại như vị thầy thuốc kia, có một phương thuốc
bí truyền, có thể thâu nhiếp tất cả các phương thuốc khác.
Thiện nam tử!
Như Lai cũng thế, tất cả các
pháp môn bí mật, sâu kín của
diệu pháp mà
Như Lai đã thuyết đều có đủ cả trong Đại Bát Niết-bàn.
Vì vậy nên gọi kinh này là Đại Bát Niết-bàn.
“Thiện nam tử!
Ví như người làm nông, gieo giống vào
mùa xuân rồi thì bắt đầu
trông đợi. Đến khi thu hoạch rồi, liền dứt hết mọi sự trông mong.
Thiện nam tử! Tất cả
chúng sanh cũng thế, trong khi
tu học các kinh, thường trông mong được sự
lợi ích. Nếu như
nghe được kinh Đại Bát Niết-bàn này rồi, thì lòng trông mong sự
lợi ích ở các kinh khác ắt sẽ không còn.[151] Kinh Đại Bát Niết-bàn này có thể đưa
chúng sanh thoát ra khỏi dòng
sanh tử lưu chuyển.
“Thiện nam tử!
Ví như trong các
dấu chân,
dấu chân voi là lớn nhất. Kinh này
cũng thế, là cao trổi nhất trong những phép tam-muội của các kinh.
“Thiện nam tử!
Ví như cày ruộng, cày lúc
mùa thu là tốt nhất. Kinh này
cũng thế, là hơn hết trong các kinh.
“Thiện nam tử!
Ví như trong các món thuốc, món đề-hồ là bậc nhất. Khéo trị lòng
nóng nảy và
não loạn của
chúng sanh, nên pháp Đại Niết-bàn này cũng là bậc nhất.
“Thiện nam tử!
Ví như món sữa ngọt có đủ tám vị, kinh Đại Bát Niết-bàn cũng có đủ tám vị. Thế nào là tám? Một là thường tồn, hai là không
biến đổi, ba là
yên ổn, bốn là
trong sạch mát mẻ, năm là chẳng già suy, sáu là chẳng diệt mất, bảy là không
nhiễm ô, tám là
vui thích. Đó là tám vị. Bởi có đủ tám vị, nên gọi kinh này là Đại Bát Niết-bàn.
“Chư
Đại Bồ Tát nếu trụ yên nơi kinh này thì có thể
thị hiện Niết-bàn ở khắp
mọi nơi, cho nên gọi kinh này là Đại Bát Niết-bàn.
“Ca-diếp! Như có
thiện nam tử,
thiện nữ nhân nào muốn
do nơi kinh Đại Bát Niết-bàn này mà
đạt được Niết-bàn, thì nên học lẽ này: ‘Như Lai là
thường trụ, Pháp và Tăng cũng là
thường trụ.’”
Bồ Tát Ca-diếp lại
bạch Phật: “Hay lạ thay đức Thế Tôn!
Công đức của
Như Lai thật không thể nghĩ bàn! Pháp và Tăng cũng vậy, không thể nghĩ bàn! Kinh Đại Bát Niết-bàn này cũng không thể nghĩ bàn!
“Nếu ai
tu học kinh điển này, người ấy được
pháp môn cao trổi nhất, có thể làm bậc
lương y. Nếu ai chưa
tu học kinh này, nên biết rằng đó là người
tối tăm, không có mắt huệ, bị
vô minh che khuất.”
KINH ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN
HẾT QUYỂN BA
[149] Theo Nam bản thì đây là phẩm thứ sáu (Danh tự công đức phẩm, đệ lục).
[150] Đó là: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và a-tu-la.
[151] Vì đã nhận được đầy đủ mọi sự lợi ích, an lạc, giải thoát từ kinh này