TAM TẠNG KINH ĐIỂN TRUNG HOA
Liễu Pháp trích dịch
Tam tạng kinh điển Trung Hoa được gọi chung là "Đại Tạng Kinh". Ấn bản hoàn chỉnh đầu tiên của
Đại Tạng Kinh hoàn thành vào năm 983
sau Công nguyên và được gọi là Thư bản. Ấn bản này gồm 480 cuốn với 1076 kinh. Về sau còn có nhiều ấn bản khác. Ấn bản chuẩn hiện nay là Đại Chánh Tân Tu
Đại Tạng Kinh, xuất bản ở Tokyo từ năm 1924 đến năm 1929,
gồm có 55 tập với 2184 kinh, kèm theo 45 tập
phụ lục.
Khi truy tìm nguồn gốc của các
tông phái Phật giáo trên
thế giới ngày nay, có thể nói một cách
sơ lược về sự
phân chia tông phái như sau:
1)
Kinh điển Phật giáo đã phát triển dần theo
thời gian.
Tạng Kinh và Tạng Luật được
biên soạn và
lưu hành sớm nhất. Khoảng đầu thế kỷ thứ nhất
sau Công nguyên các vị
nghiên cứu Kinh A Hàm cùng các vị theo
truyền thống Thanh Văn đã
biên soạn A-tỳ-đàm,
nhấn mạnh vào
phương diện thực tại của lý
duyên sinh. Trong khi đó,
kinh điển Đại thừa được
biên soạn bởi những
học giả chú trọng đến
Phật tánh cùng
công hạnh của các vị Bồ-tát, xem
tánh không như là thiết yếu để thực sự thấu hiểu lý
duyên sinh.
Vào thế kỷ thứ 3, ngài
Long Thọ (Nagarjuna) trước tác bộ luận
nổi tiếng của ngài về
học thuyết trung quán(Madhyami-ka),
giải thích A-hàm và A-tỳ đàm trên cơ sở
kinh điển Đại thừa của
Không tông. Cũng trong
thời gian đó, một số
kinh điển Đại thừa có khuynh hướng
duy tâm,
bản thể luận như Kinh
Thắng Man Phu Nhân Sư Tử Hống (Srimaladeve-Simhanada Sutra) bắt đầu
xuất hiện,
theo sau là các kinh như Kinh Lăng-già (Lankavatara Sutra), v.v... Cùng với sự phát triển này, một số
hành giả của
Nhất Thiết Hữu bộ (Sravastivada) đã
chấp nhận khía cạnh "duy tâm" của
Đại thừa. Họ trước tác một số bộ luận của Du-già tông hay
Duy thức tông và
dần dần phát triển thành một
tông phái lớn của
Đại thừa. Sau đó,
vào khoảng thế kỷ thứ 5 trong
Duy thức tông lại có một nhánh đi
xa hơn trong
phương pháp du-già
bí truyền. Nếu theo sát quá trình phát triển của
Phật giáo như đã
sơ lược mô tả trên đây, có thể dễ dàng thấy được sự hình thành của những
hệ thống kinh điển và
học thuyết hết sức đa dạng của các
tông phái.
2) Về mặt
học thuyết,
thoạt tiên Phật giáo chỉ là
Phật giáo và không hề có một sự phân phái nào. Mãi
cho đến đầu Tây Lịch vẫn chưa hề có sự
phân chia ra
Thanh Văn thừa và Bồ-tát thừa. Chỉ trong
kinh điển của Bồ-tát thừa mới
xuất hiện sự
phân chia Tiểu thừa và
Đại Thừa.
Vào thế kỷ thứ 2 và 3,
Duy Thức Bản Thể Luận bắt đầu
xuất hiện trong Bồ-Tát Thừa. Trong những
bộ kinh đó lần đầu tiên những từ như "Bản Thể", "Tánh Không", "Trung Quán", "Tiểu Thừa", "Đại Thừa", và "Nhất Thừa" được
tìm thấy. Những
kinh điển xuất hiện muộn này
nhấn mạnh vào sự
thành tựu Phật tánh, và
vì vậy được gọi là
Phật Thừa.
Đầu thế kỷ thứ 5, một "Thừa" khác, "Đà la-ni Thừa", tách ra từ trường phái
bản thể luận của
Phật giáo.
Tông phái này phân
Phật pháp ra
Tam Tạng, Tạng Ba-la-mật (
bao gồm tất cả
giáo pháp phổ truyền của các
tông phái khác) và Tạng Đà-la-ni (nói là
Tam Tạng, nhưng trong bản tiếng Anh chỉ nhắc đến 2 Tạng). Họ còn phân
giáo pháp tuỳ theo cách
thực hành như
Tứ Đế,
Lục Độ v.v...
Cách phân loại này cho thấy sự đa dạng và sự phát triển của
Phật giáo,
đồng thời cũng thống nhất với cách
phân chia theo 3
giai đoạn phát triển lịch sử của
Thái Hư Đại Sư. Cách
phân chia đó như sau:
1) 500 năm đầu tiên sau khi
Đức Phật nhập Niết bàn,
Tiểu Thừa rất
thịnh hành trong khi
Đại Thừa chỉ như kẻ đứng sau hậu trường. Trong giai đoạn này
Tam Tạng Pali là
tiêu biểu cua
Phật giáo.
2) 500 năm thứ hai,
Đại Thừa vượt trội lên với
Tiểu thừa trong vai thứ yếu.
Tam tạng kinh điển của Trung Hoa phản ánh sự phát triển của
Phật giáo trong giai đoạn này.
3) 500 năm thứ 3,
Phật giáo Mật tông dẫn đầu, vượt hẳn các
tông phái phổ truyền khác.
Tam tạng kinh điển của
Tây Tạng là
thành quả của giai đoạn này.
Phật giáo Trung Hoa là bộ mặt của
Phật giáo trong giai đoạn 500 năm thứ hai, nói cách khác, nó hình thành trên nền tảng của Bồ-tát thừa, là gạch nối của
Thanh văn thừa trước đây và
Phật thừa sau này;
vì vậy nó đã nối kết
lịch sử Phật giáo một cách hữu hiệu.
Vì nó đóng một
vai trò then chốt trong lịch sử phát triển của
Phật giáo,
Tam tạng Trung Hoa đáng được chú ý
đặc biệt đối với những ai
quan tâm đến sự phát triển hiện nay của
Phật giáo thế giới.
Tam tạng kinh điển Trung Hoa
gồm có:
(a) A-hàm (Agamas): Bốn bộ A-hàm thuộc về
Nhất Thiết Hữu Bộ. Bộ Trung A-hàm (Madhyamagama) và bộ Tạp A-hàm (Samyuktagama) được dịch từ nguyên bản của
Nhất Thiết Hữu Bộ trong khi bộ Trường A-hàm (Dirghagama) và bộ Tăng Nhất A-hàm (Ekottaragama) được dịch từ nguyên bản của
Đại Chúng Bộ (Mahasamghika) và Phân Tích Bộ (Vibhajyavada). Mặc dù không phải là một
hệ thống giáo lý hoàn chỉnh của một
tông phái nào, (trong khi
Tam Tạng Pali
tiêu biểu cho một
hệ thống hoàn chỉnh), nhưng
kinh điển của các
tông phái đều có sự đóng góp của nó.
(b) Luật (Vinaya): Trong khi
Tam Tạng Tây Tạng chỉ có những điều luật mới của phái Tamrasatiya, tạng Luật của Trung Hoa
bao gồm các phần sau:
- Luật của
Đại Chúng Bộ.
- 5 phần của Luật
Hóa Địa Bộ (Mahisasaka), 4 phần của
Luật Pháp Tạng Bộ (Dharmagupta),
Giới Bổn Pratimoksa của Mahakasyapiyah và Luật
Thiện Kiến của Tamrasatiya. Tất cả phần này là những điều luật của Phân Tích Bộ.
- Luật của
Nhất Thiết Hữu Bộ cũ và Luật của
Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ mới, cả hai đều thuộc về
Nhất Thiết Hữu Bộ.
- Bộ
Luận Thuyết Minh 21 điểm của phái Sammatiya thuôc
Độc Tử Bộ (Vatsiputriyas). Sự tập hợp các
tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như vậy rất
thuận lợi cho việc
nghiên cứu tỷ giảo các
tông phái Phật giáo.
(c) A-tỳ-đàm (Abhidharma): Tạng này
tương tự như
tạng Luận của 3
tông phái chính của
Thượng Toạ Bộ (Theravada), đó là Phân Tích Bộ,
Nhất Thiết Hữu Bộ và
Độc Tử Bộ.
Trong khi
Tam tạng Pali chỉ có 7 bộ Luận,
Tam tạng Trung Hoa không chỉ
bao gồm các bộ Luận của
Nhất Thiết Hữu Bộ mà còn cả các bộ Luận của các
tông phái khác.
Tạng luận của
Tam tạng Trung Hoa
gồm có:
* The Samgitiparyaya, the Dharmaskandha, the Prajnapti, the Vijnanakaya, the Dhatukaya, the Prakaranapada, Jnanaprasthana, Abhidharma-hrdaya-vyakhya, Abhidharmananyanyanusara, và Abhidharmasamayapradipika Sastras của
Hữu Bộ (Sarvastivada)
[Xin xem thêm ở bài
A Tỳ Đàm Hữu Bộ của
Tỳ kheo Giác Nguyên].
* Bộ A-tỳ-đạt-ma Luận (Abhidharma Sastra) của ngài Sariputta thuộc Phân Tích Bộ, là bộ luận quan trọng
duy nhất phối hợp A-tỳ-đàm của 2
bộ phái Nam tryền và Bắc truyền.
*
Giải Thoát Đạo Luận (Vimmutti-magga), một phiên bản của bộ
Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga).
* Bộ Luận
Chánh Lượng Bộ (Sammitiya) của
Độc Tử Bộ.
* Bộ A-tỳ-đạt-ma-câu-xá
nổi tiếng (thuộc thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 4) thâu tóm những
giáo lý cao siêu của cả hai
bộ phái Nhất Thiết Hữu Bộ và
Kinh Lượng Bộ (Sautrantika), cùng với bộ
Thành Thật Luận (Satyasiddi Sastra) của Harivarman vốn có
ảnh hưởng rất lớn đến
Phật giáo Trung Hoa.
Tất cả những kho tàng
quý báu này của A-tỳ-đàm đều
tìm thấy trong
Tam tạng Trung Hoa. Có thể thấy rằng mặc dù các
bản kinh cổ nhất của
Tam tạng Trung Hoa không được
đa số Phật tử Trung Hoa
đánh giá đúng mức, lượng tư liệu
phong phú mà nó chứa đựng có
giá trị tham khảo rất quý giá cho những ai muốn
truy nguyên sự phân phái cũng như sự phát triển của
lý tưởng Bồ-Tát từ
Thanh Văn Thừa.
(d)
Trung Quán: Những
tác phẩm trung quán trong
Tam tạng Trung Hoa khác biệt
đáng kể so với bản dịch của
Tây Tạng. Các bộ luận của Trung Hoa chủ yếu là những
tác phẩm cổ điển,
đặc biệt là của ngài
Long Thọ, như bộ
Đại Trí Độ Luận (Mahaprajnaparamita Sastra) và bộ Thập Trú
Tỳ Bà Sa Luận (Dasabhumikavibhasa Sastra), là những bộ luận trình bày triết lý
Trung Quán trong một trình tự chặt chẽ và minh hoạ rõ nét
hành trạng của một vị Bồ-tát.
Trong những
tác phẩm trung luận xuất hiện về sau, tức là những bộ luận do các
đệ tử của ngài
Long Thọ viết sau khi
hệ thống Duy Thức ra đời, chỉ có bộ
Bát Nhã Đăng Luận (Prajnapradipa Sastra) của ngài Bhavaviveka được dịch sang tiếng Trung Hoa.
Tam tạng Trung Hoa không có nhiều
tác phẩm cũng như nhiều trường phái của
hệ thống này nhu
Tam Tạng Tây Tạng. Bộ
Nhiếp Đại Thừa Luận ( Mahayanavataraka Sastra) của ngài Sthiramati và bộ
Biện Trung Biên Luận (Madhyayata Sastra) của ngài Asanga cho thấy sự thay đổi trong
tư tưởng từ
trung quán đến
duy thức.
(e)
Kinh điển Đại thừa của
Pháp Tướng Tông hay
Duy Thức Tông là một
hệ thống rất hoàn chỉnh trong
Tam tạng Trung Hoa. Những
bộ kinh này rất giống với những bộ của
Tam tạng Tây tạng. Bốn
bộ kinh quan trọng,
Bát Nhã Ba-la-mật (Prajnaparamita),
Hoa Nghiêm (Avatamsaka), Đại Tập (Mahasamghata) và
Đại Bát Niết Bàn (Mahaparinirvana), đều là những
tác phẩm đồ sộ.
Tam tạng Trung Hoa có đầy đủ các
tác phẩm của
hệ thống này với các
tác phẩm quan
trọng như Thập Trú Luận (Dasabhumika),
Nhiếp Đại Thừa Luận (Mahayanasamparigraha Sastra), và
Thành Duy Thức Luận(Vijnaptimatrasid-dhi Sastra). Trong khi các
hệ thống Duy Thức ở
Tây tạng chủ yếu
dựa trên giáo lý của Sthiramati vốn rất
tương tự với
Nhiếp Đại Thừa Luận của Trung Hoa, những người theo
Duy Thức Tông chính thống ở Trung Hoa lại theo những
giáo lý của Dharmapala.
Thành Duy Thức Luận, bộ luận
tiêu biểu cho
hệ thống triết học của Dignaga, Dharmapala và Silabhadra, là một viên ngọc quý trong
Tam tạng Trung Hoa.
Nhân Minh Luận (Hetuvidya), vốn
gắn bó mật thiết với
Duy Thức Tông, không được dịch đầy đủ trong
Tam tạng Trung Hoa và không thể sánh với những
tác phẩm của Dignaga và Dharmakirti được
lưu trữ trong
Tam tạng Tây tạng. Điều này cho thấy người Trung Hoa không có
thiên hướng về logic, và không
quan tâm nhiều đến việc
lý luận và
tranh biện. Trong
quá khứ điều này cũng đã dẫn đến việc đặt các
luận sư Trung Hoa vào những
vị trí không mấy quan trọng.
(f) Du-già
bí truyền:
Tam tạng Trung Hoa
bao gồm những bản dịch của cả hai
bộ kinh là Kinh Đại Nhật (Vairocana Sutra) trong phần
thực hành và Kinh
Kim Quang Đảnh (Diamond Crown Sutra) (Sanskrit equivalent?) trong phần Du-già của
Phật giáo Mật tông. Những
bộ kinh bí truyền bị
bỏ sót không được dịch là những bộ thuộc phần Du-già
tối thượng, bởi vì những
bộ kinh đó được
du nhập vào Trung Hoa trong thời điểm đất nước
loạn lạc nên không có cơ hội để lan truyền
rộng rãi. Mặt khác chính chủ trương đạt
giác ngộ qua
phương tiện xác thịt cũng là
nguyên nhân khiến
Mật tông không được giới
trí thức Trung Hoa
chấp nhận. Tuy vậy, những
tác phẩm Du-già
bí truyền lại rất
phong phú trong
Tam tạng Tây tạng.
Có thể nói
kinh điển Trung Hoa
nổi bật với những
tính chất sau đây:
1) Những bản dịch khác nhau của cùng một
bộ kinh được
duy trì và
bảo tồn trong
Tam tạng kinh điển Trung Hoa một cách
chính xác, không bị
hiệu đính hay
sửa đổi theo những bản dịch
xuất hiện sau, như trong
trường hợp kinh điển Tây Tạng. Từ sự
nghiên cứu các bản dịch Trung Hoa
chúng ta có thể truy ra được sự thay đổi trong nội dung mà hầu hết các
bộ kinh đều phải
trải qua theo
thời gian,
đồng thời phản ánh sự thay đổi trong các
bản kinh gốc của
Ấn độ ở các thời điểm khác nhau. Như vậy
chúng ta có nhiều phiên bản ghi lại được sự
biến thái của các
bộ kinh để
tham khảo.
2) Những
bộ kinh Đại thừa Trung Hoa được
phiên dịch trước đời Trịnh (bắt đầu từ năm 265
sau Công nguyên) có quan hệ rất
đặc biệt đến
Phật giáo Trung Hoa Turkestan với
trung tâm ở vùng núi Kashmir. Những
bộ kinh này hình thành nên
cốt lõi của
tư tưởng Phật giáo Trung Hoa. Bản dịch của
Thập Địa Luận (Dasabhumika Sastra) và
Kinh Lăng Già (Lankavatara Sutra) đều mang những
tính cách rất
đặc biệtQua đây có thể thấy rằng
Tam tạng Trung Hoa
bao gồm chủ yếu các
kinh điển Đại thừa thuộc giai đoạn 500 năm thứ hai sau khi
Đức Phật nhập Niết bàn.
Tuy nhiên các bản dịch không chỉ
giới hạn trong giai đoạn này mà các
bộ kinh của thời
Phật giáo nguyên thủy cũng chiếm một phần khá quan trọng.
Như vậy, nếu có một
kiến thức đầy đủ về
Tam tạng Trung Hoa, và mở mang thêm
tri kiến về
Tam tạng Pali của
Thanh văn thừa,
Trung luận, cũng
như pháp Du-già
tối thượng của
Tây tạng, thì không khó khăn gì để có được một cái nhìn
toàn diện và
chính xác về 1700 năm phát triển của
Phật giáo Ấn độ vốn được ghi lại và
bảo tồn trong ba
hệ thống tư tưởng chính hiện còn
tồn tại của
Phật giáo.
Thái Hư Đại Sư từng nói: "Hình thành một
hệ thống mới có
tính cách chọn lọc và
toàn diện,
dựa trên Tam tạng Trung Hoa,
giáo lý nguyên thuỷ của
Tích Lan, và một phần tinh tuý của
kinh điển Tây tạng, sẽ là
mục tiêu của việc ghi lại
lịch sử Phật giáo Ấn độ." Hơn thế nữa, đó còn là
mục tiêu của việc
phối hợp và
liên kết các nhánh của
Phật giáo thế giới.
Trách nhiệm của
chúng ta là
loại bỏ những điều
thêm thắt và
duy trì tinh túy của các bộ
Tam tạng quý báu, làm cho
Phật giáo thích nghi với
xã hội hiện đại để nó có thể làm tròn
sứ mạng dẫn đường cho
chúng sinh đau khổ trong kỷ nguyên
hiện tại.
Theo Buddhanet.com
LIỄU PHÁP
Delhi, Ấn Độ - 2003
Source: Theravad, http://theravad.home.att.net/index.htm