Minh triết mới

Vũ trụ học

Thái dương hệ – Phần 4: Thái dương hệ theo giáo lý Thông Thiên Học

Để hiểu giáo lý Thông Thiên học về vũ trụ, chúng ta phải hiểu rõ khái niệm về Hệ thống Tiến Hoá (Schemes of Evolution), Dãy Hành tinh (Chains), bầu hành tinh (globes). Theo giáo lý Thông Thiên học thì Thái dương hệ bao gồm 10 hệ thống tiến hoá (schemes of evolution). Mỗi hệ thống tiến hoá như thế bao gồm 7 dãy hành tinh (chains) xuất hiện kế tục nhau theo thời gian. Mỗi dãy hành tinh bao gồm bảy bầu (globes) bằng các chất liệu khác nhau.

Thái dương hệ – Phần 3: Thái dương hệ theo khoa học ngày nay

Theo Khoa học thì Thái Dương Hệ hay Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Theo cách định nghĩa hành tinh hiện nay của khoa học thì Thái dương hệ có 8 hành tinh (trước đây là 9, bao gồm cả Pluto—Diêm Vương Tinh) quay quanh Mặt Trời. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong (inner planets) gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa—người ta còn gọi chúng là các hành tinh đá (terrestrial planets) do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.

Thái dương hệ – Phần 2: Các cảnh giới

Trong phần này chúng ta sẽ ôn lại kiến thức về các cõi (hay cảnh) giới của Thái dương hệ. Chúng tôi sẽ trình bày các điểm chính yếu theo Thông Thiên học, ở đôi chỗ có bổ sung theo giáo lý của đức DK. Các bạn quan sát đồ hình bên dưới trích trong quyển Thư về Tham Thiền huyền môn.

Thái dương hệ (The Solar System) – Phần I: Tổng quan

Học hỏi về Đại Thiên Địa (Macrocosm) hay Vũ trụ, là điều cần thiết đối với người học đạo. Đã bao đời nay, con người vẫn thắc mắc về nguồn gốc của mình, về vũ trụ huyền bí xung quanh ta. Các triết gia, các nhà khoa học và đạo học đã gắng công tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.