Minh triết mới

Huấn Thị Cá Nhân

Huấn Thị Cá Nhân cho F.C.D – Phần V

Bài viết bao gồm các Huấn thị cho FCD từ tháng 1 năm 1937 đến tháng giêng 1939, và cũng là phần kết thúc những huấn thị của FCD trong cuốn I của Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới .

Huấn Thị Cá Nhân cho F.C.D – Phần IV

Phần 4 gồm các thư của đức DK gởi cho FCD trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 6 năm 1936. Phần chú giải được biên dịch chủ yếu theo bình giảng của GS Michael D. Robbins.

Huấn Thị Cá Nhân cho F.C.D – Phần III

Thời kỳ khó khăn và cô đơn của em đã không giảm đi, và em đã gặp khó khăn để đấu tranh với nó. Tôi không có gì nhiều để nói với em vào lúc này; em đang tiến gần đến Chân Sư của em hơn, và trong những trường hợp như thế đồng môn không nên can thiệp vào. Sự trợ giúp lớn nhất mà tôi có thể cung cấp cho em tại thời điểm này là nói cho em biết điều đó và điều này tôi đã làm.

Các Huấn Thị Cá Nhân cho F.C.D – Phần II

Bức thư đầu tiên tháng giêng năm 1933 của FCD.
Tôi muốn nói với em rằng, làm việc trong sự cô đơn là một việc khó khăn đối với một đệ tử cung 2 như em. Vấn đề của em gồm hai phần, và khi nó được giải quyết thì môi trường phụng sự của em vốn đã lớn sẽ mở rộng hơn. Em có vấn đề về thể dĩ thái thiếu sinh lực, và vấn đề của tâm gắn liền với quá nhiều người, và do đó bị căng thẳng và áp lực quá mức bởi những người khác. Có rất nhiều yêu cầu đòi hỏi sự cảm thông của em.

Các Huấn Thị Cá Nhân cho F.C.D – Phần I

FCD là “pháp danh” hay “công thức phát triển” (Development Formula) của một đệ tử lớn của Chân sư DK. Ông chính là Tiến sĩ Roberto Assagioli, một nhà tâm lý học quan trọng người Ý đã thành lập Psychosynthesis—Trường Phái Tâm Lý Tổng Hợp—một hệ thống phân tích, tổng hợp và điều trị tâm lý, được biết đến nhiều nhất như là Tâm lý học siêu việt (transpersonal Psychology), là lực lượng thứ tư trong khoa học tâm lý hiện đại. Ông cũng là người tiên phong trong việc phổ biến Phân tâm học của Freud.