Đền thờ ấy, hành giả đem thứ gì vào trang hoàng cho nó thanh khiết đẹp đẽ, đầy hoa thơm cỏ lạ, đầy sinh khí sức sống. Hay tự mình biến nó thành bãi tha ma hôi thối đầy những dục lạc, đau khổ tang thương, oán hận của chúng sinh…
Đều do tự hành giả quyết định lựa chọn của mình và chịu trách nhiệm với nó.
Đền thờ ấy, vì hữu hình nên hữu hoại theo thời gian. Được nuôi dưỡng, xây dựng bằng vật thực từ các vật chất hữu hình và năng lượng trong thiên nhiên.
Thân người khó được.
Kiếp sống làm người, vẹn toàn thân thể, biết đọc nghe nói viết trọn vẹn, thấy biết chiêm nghiệm lẽ Đạo Lý ở đời. Hành giả tự biết quý đền thiêng của mình, sống hợp lẽ Đạo, trân quý từng ngày thường làm các việc hữu ích cho bản thân và xung quanh, tránh làm việc xấu ác.
Như vậy sẽ không uổng phí một kiếp sinh may duyên gặp Đạo.
Ánh sáng thiên lương trong đền ấy, dù là đền thiêng hay bãi tha ma, vẫn là ánh sáng bất diệt.
Ánh sáng ấy mãi soi rọi, nhắc nhở để cho hành giả kia còn thấy được nơi sáng mà hướng về bến bờ an lạc, dù giữa bãi tha ma ở biển trầm luân khổ hải.
Hành giả thường dọn dẹp đền thờ, cho nó thanh khiết trong lành thì tự nhiên hành giả cũng khỏe.
Còn như lười biếng, để nó ô uế theo những hỗn tạp giữa đời thường, thì là tự mình sống nơi bãi rác trong đền vậy.
Dù đền đó có được trang hoàng hoa cỏ lung linh vẫn là bãi rác.
Nguồn: Tam Giới Toàn Thư