Luận Khởi Tín Đại Thừa Việt Dịch Tỳ Kheo Thích Giác Quả
LUẬN KHỞI TÍN ĐẠI THỪA Việt dịch Tỳ Kheo Thích Giác Quả Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế 2012
LỜI TỰA
Luận Khởi Tín Đại Thừa do Bồ-tát Mã Minhsáng tác vào đầu thế kỷ thứ II Tây lịch. Trước luận Khởi Tín đã hiện hữu chủ thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi do các Luận sư A-tỳ-đàm đề xướng, nhưng chủ thuyết này chưa giải thích được nguồn gốc của Nghiệp phát xuất từ đâu. Sau đó nghi vấn này đã được chủ thuyết A-lại-da Duyên khởigiải quyết. Dù vậy, giáo nghĩaDuy thức vẫn chưa giải đáp toàn triệt những nghi vấn giữa Mê và Ngộ, giữa Tướng và Tánh, giữa Chúng sinh và Phật, đây là động cơ để luận Khởi Tín ra đời. Vậy chủ thuyết luận Khởi Tín là gì? Thuyết minh gì? Chủ thuyết Khởi Tín là Chân như Duyên khởi hay Như Lai tạng Duyên khởi. Bản thânChân như có hai mặt, đó là mặt Không như thật (Chân không) - Thể của Chân như; và mặt Bất khôngnhư thật (Diệu hữu) - Tướng của Chân như. Như Lai tạng chính là mặt Bất khôngnhư thật của Chân như, là kho tàng chứa đựng vô lượngcông đức vô lậu, còn được gọi là Nhất Tâm hay Đại thừa. Mặt Thể là mặt tuyệt đốily ngôn tuyệt tướng, không thể phô diễn; mặt Tướng là mặt tương đối nên có thể vận dụng ngôn ngữđể lý giải. Do thế, trọng tâmgiáo nghĩaKhởi Tín là lý giải về Như Lai tạng, hay Nhất Tâm hoặc Đại thừa này đây. Và Như Lai tạng (Nhất Tâm, Đại thừa) chính là cái Tâm đang là của chúng ta chứ chẳng phải cái gì khác. Như Lai tạng là kho tàng tiềm ẩnvô lượngcông đức vô lậu, bất sinh bất diệt (mặt tỉnh), là nguồn cội lưu xuất Nhân quả thiện thế gian và xuất thế gian. Do nương vào tự Tướng của Như Lai tạng (Nhất Tâm, Đại thừa) mà có tâm sinh diệt (tâm chúng sinh), tức Như Lai tạng của chúng sinhhiện hữu cả pháp tịnh lẫn pháp nhiễm, nên Như Lai tạng đổi tên thành Thức A-lại-da, để làm cơ sở phát khởi các pháp tịnh, pháp nhiễm; pháp tịnh là Giác, pháp nhiễm là Bất giác. Như vậy, với chủ thuyết Như Lai tạng Duyên khởi, luận Khởi Tín vừa giải đáp tận cùng uyên nguyên các nghi vấn đương thời, vừa hệ thốnggiáo nghĩaĐại thừa về một mối. Tựu trung, luận Khởi Tínthuyết minh hai vấn đề chính: 1. Khởi phát đức tinchính xácgiáo nghĩaĐại thừa (Như Lai tạng, Nhất Tâm). 2. Khởi phát đức tinchính xác cái Tâm đang là của chúng ta đây. Nội dung Tâm này vốn sẵn đủ Thể đại, Tướng đại và Dụng đại, đây là cái Tâm đồng nhất giữa Mê và Ngộ… giữa Chúng sinh và Phật biểu hiện khắp mười phươngPháp giới. Chính sự thật này luận Khởi Tín mới mệnh danh là Đại thừa (Cổ xe vĩ đại, cổ xe trâu trắng chúa), và do xe này chư Phật đã cưỡi, chư Bồ-tát đang cưỡi, chúng sinh sẽ cưỡi để đến cõi Vô dư Niết-bàn (Phật địa). Điểm thứ hai này mới là trọng tâm của giáo nghĩaKhởi Tín. Tuy nhiên, với tâm lý hàng phàm phu (hàng Bất định tụ) chưa thành tựuđức tinhoàn hảo (chưa viên mãn 10 địa vị cấp Tín, bước lênSơ trụ, đứng vào hàng Chánh định tụ hay Chánh tín), họ lo sợ khó được Chánh tín nên muốn thối lui. Để cứu vớt hạng người này, Bồ-tát Mã Minh đã giới thiệu pháp tu đặc biệt mà Thế Tôn đã chỉ dạy để bảo lưu đức tin ấy, bằng cách phát tâmniệm Phậtnguyện sinh về các cõi Phật. Thiết thực nhất là chuyên tâmxưng niệmdanh hiệuđức Phật A-di-đà để được vãng sinh về cõi Cực Lạc phương Tây; khi đã vãng sinh thì luôn được thấy đức Phật nên đức tin không bao giờ thối lui. Như thế, bất cứ hành giả nào chưa đứng vào hàng Chánh định tụ (Sơ trụ trở lên) tha thiết muốn chứng quả vị Phật-đà, cụ thể nhất là phát tâmkiên định nương vào Bổn nguyện đức Phật A-di-đà, thuần nhấtchuyên niệmdanh hiệu Ngài để được vãng sinhCực Lạc, hầu hoàn thiệnđức tinhoàn hảo, đủ nhân tố cưỡi xe vĩ đại (Đại thừa) thẳng tiến về Niết-bàn, viên mãnmục đíchtối hậu của sự tu tập. Tóm lại, luận Khởi Tín này bút giả đã dịch-giải vào năm 1995 để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của Tăng-Ni sinh trường Trung Cấp Phật HọcThừa Thiên Huế, giờ đây hội đủ nhân duyên, bút giả bổ cứu để xuất bản, nhằm phổ biếntư tưởngNhư Lai tạng Duyên khởi (Chân như Duyên khởi), hệ tư tưởngnhư thậtgiải đáp tận nguồn cội Nhân sinh và Vũ trụ quan, đến quý Tăng-Ni, Phật tử gần xa, mong chư vị đón nhận được nhiều pháp lạc. Sau cùng, khi dịch-giải một tác phẩm quan trọng và thâm sâu như bản luận này, chắc chắn có nhiều ngộ nhận, rất mong chư vị Tôn đức, Thiện hữu tri thứchoan hỷ chỉ giáo, nhằm bổ túc, hoàn thiện khi được tái bản. Chùa Hồng Đức ngày 15 – 9 – 2012 Tỳ - kheo Thích Giác Quả