DIỄN GIẢI MỚI
VỀ KINH ĀNĀPĀNASATI (MN 118)
BÀI SỐ 2:
VỀ KHOẢNG KHÔNG GIỮA NHẬN BIẾT VÀ PHẢN ỨNG
(THE SPACE BETWEEN PERCEPTION AND REACTION) :
PHỔI THỨ HAI CỦA TÂM
MỞ ĐẦU
Trong phần đầu của loạt bài viết về Kinh Ānāpānasati (MN 118), chúng ta đã phân tích ý nghĩa rộng hơn của thuật ngữ "Ānāpānasati" không chỉ giới hạn ở hơi thở mà còn mở rộng thành "Chánh Niệm Về Sự Vào-Ra" của cả thân và tâm. Bài viết này tiếp tục đi sâu vào một khía cạnh quan trọng khác: khoảng không giữa nhận biết và phản ứng (the space between perception and reaction). Khoảng không này có thể được ví như một "phổi thứ hai", giúp chúng ta tiếp nhận các thiện pháp (sīla) và loại bỏ các bất thiện pháp (āsava).
1. KHOẢNG KHÔNG GIỮA NHẬN BIẾT VÀ PHẢN ỨNG (THE SPACE BETWEEN PERCEPTION AND REACTION)
ĐỊNH NGHĨA: Khi chúng ta dùng cụm từ KHOẢNG KHÔNG GIỮA NHẬN BIẾT VÀ PHẢN ỨNG (THE SPACE BETWEEN PERCEPTION AND REACTION) như là một phổi tâm, nó hoàn toàn là một pháp phương tiện sử dụng ẩn dụ để làm rõ nghĩa pháp hành trì. Nó không phải là một khoảng không vật chất, mà là một khoảng không thời gian, một độ trì hoãn, (suspensed) trong quá trình nhận thức, một phương pháp sống chậm có tác dụng làm mòn quán tính cũ và rèn luyện quán tính mới.
CHỨC NĂNG: Khoảng không này với người nhanh nhẩu đoản, vội vàng đưa ra phán xét cá nhân, nó không hề tồn tại; nhưng với người trí, có hiểu biết, có học hỏi, thì nó có thể được nhận ra, và tu tập. Khi được nhận ra, tu tập và rèn luyện, có sẽ có vai trò, chức năng như một bộ lọc giúp chúng ta ngăn chặn phản ứng tiêu cực, đồng thời phát triển sự sáng suốt, từ bi và chánh niệm. Nếu không có khoảng không này, tâm dễ bị cuốn hút trói buộc vào tham (greed), sân (aversion), và si (delusion).
VAI TRÒ: Đây là yếu tố cốt lõi trong quá trình rèn luyện chánh niệm và phát triển trí tuệ. Khoảng không/thời gian này cho phép hành giả thực hành nội quán, gợi nhớ, như lý tác ý lại các lời Phật dạy, giúp xác lập tam pháp ấn (anicca - vô thường, dukkha - khổ, anattā - vô ngã) trong đời sống hàng ngày.
Ý nghĩa ẩn dụ: Ví như phổi thứ nhất giúp ta lấy oxy vào máu và thải CO₂ ra ngoài, cũng vậy khoảng không giữa nhận biết và phản ứng (the space between perception and reaction) chính là phổi thứ hai của tâm thức, giúp ta hấp thụ các phẩm chất thiện pháp (từ bi, hỷ xả, trí tuệ) và đào thải các lậu hoặc ô nhiễm tâm thức (tham, sân, si).
2. CHÁNH NIỆM LÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH PHỔI TÂM
Phương pháp chính để vận hành "phổi thứ hai" của tâm chính là chánh niệm (sati). Khi thực hành chánh niệm (ba phần: làm gì, làm như thế nào, làm để làm gì?)
3. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NHẬN DIỆN KHOẢNG KHÔNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ PHẢN ỨNG
Chính bước số 2: Mô tả mà không đánh giá, nếu thực hành đúng sẽ làm cho khoảng không/thời gian giữa nhận thức và phản ứng tâm được “nới rộng” ra, làm nền tảng cho việc nội quán và tu tập. Nó có tác dụng làm lớn lên lá “phổi tâm” là thanh lọc tâm. Ngôn ngữ xử dụng trong bước 2 là ngôn ngữ có tính chất mô tả theo chân lý quy ước: Ví Dụ: “Tôi Biết Tôi Thở Ra Dài”, “Tôi Biết Tôi đang cảm thọ một cảm thọ khổ”, “Tôi Biết Trong Tâm Tôi đang có vọng tưởng”
4. KẾT LUẬN
Khoảng không giữa nhận biết và phản ứng là một yếu tố cốt lõi trong hành trì chánh niệm. Ví như phổi thứ nhất giúp cơ thể thanh lọc khí, phổi thứ hai giúp tâm thanh lọc phiền não, giúp chúng ta tiếp nhận thiện pháp và loại bỏ bất thiện pháp.
Xem bài trước: Chánh Niệm Về Sự Vào-ra: Diễn Giải Mới Về Kinh Ānāpānasati (mn 118) | Tuệ Huy – Tô Đăng Khoa