Duy Tín Sao (唯信鈔) có 1 quyển, do ngài Thánh Giác (1167- 1235)1 của Nhật Bản soạn, được thu vào Đại Chánh Tạng, tập 83, số 2675. Đây là cuốn sách được chính Thân LoanThánh nhân sao chép nhiều lần, đưa cho các học trò của mình và giới thiệu cho họ, đồng thời nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tác giả Thán Dị Sao (歎異抄). Nội dung trình bày ý nghĩatrọng yếu của sự niệm Phậtcầu vãng sanh. Sau khi Tổ Nguyên Không (Pháp Nhiên) viên tịch, đối với giáo nghĩaTịnh độ có rất nhiều quan điểm khác nhau, như Nhất niệmvãng sanh, Đa niệm vãng sanh, v.v.., nên ngài Thánh Giác mới chép lại nghĩa chân thực của Thầy mình truyền lại để bài trừ những thiên chấp đó mà soạn thành sách này, mong có thể dẫn mọi người vào chánh tín. Về các bản chú thích sách này thì có: Duy Tín Sao Văn Ý (唯信鈔文意), 1 quyển; Duy Tín Sao Nghi (唯信鈔儀),1 quyển; Duy Tín SaoChú Giải (唯信鈔註解), 7 quyển. Thánh Giác Pháp Ấn cùng với Luật sưLong Khoan là những đệ tử được Pháp Nhiên Thượng nhân rất tin tưởng. Trong cuốn sách này, Thánh Giác trình bày những yếu nghĩa của “Niệm Phật vãng sanh” mà ông kế thừa từ bậc Thầy của mình, và giải thích rằng, chỉ có tín tâm là chìa khóa để thực hànhniệm Phật, như tiêu đề của cuốn sách đã nêu. Nửa đầu cuốn sách bắt đầu bằng việc giải thích, có hai môn đi vàoPhật đạo: Thánh đạo môn và Tịnh độ môn, và Tịnh độ mônphù hợp nhất cho chúng sanh trong thời kỳMạt pháp. Trong Tịnh độ môn chia ra hai loại thực hànhvãng sanh: một là, Chư hànhvãng sanh, tức là nguyện vãng sanh bằng chư hành; hai là, Niệm Phật vãng sanh, tức là nguyện vãng sanh bằng xưng danhniệm Phật. Tư lực chư hành thì khó được vãng sanh, còn tha lực niệm Phật thì dễ vãng sanh bởi nương tựa hoàn toàn vào bản nguyện lực của Đức PhậtA Di Đà. Có hai sự thực hànhliên quan đếnNiệm Phật vãng sanh: Chuyên tu và Tạp tu, cả hai đều tin tưởng vào bản nguyện của Đức PhậtA Di Đà, tuy nhiên, chỉ có Nhất hạnhniệm Phật của sự chuyên tu là thù thắng, vì nó đầy đủ ba tín tâm: Chí thành tâm, Thâm tâm và Hồi hướng phát nguyện tâm. Ở nửa sau cuốn sách, tác giảgiải thíchrõ ràng bốn điểm còn tranh cãi: (1) Niệm Phật khi lâm chung và niệm Phật lúc bình thường; (2) Nguyện lực của Đức PhậtA Di Đà và tội nghiệp của chúng sanh trong quá khứ; (3) Niệm Phật và túc thiện; (4) Những hoài nghi về nhất niệm và đa niệm. Bốn điểm này được phân tích rõ ràng để quyết địnhlựa chọn. Nói cách khác, nửa đầu cuốn sách là phần Hiển chánh, còn nửa sau là phần Phá tà. Thân LoanThánh nhân rất tôn trọng cuốn sách này từ thời ông còn sống ở vùng Kanto và ông thường khuyên các học trò của mình nên đọc kỹ cuốn sách này. Hơn nữa, sau khi trở về Kyoto, ông đã viết một bài chú thích cho cuốn sách này, tựa đề Duy Tín Sao Văn Ý, để thuyết minh thêm ý nghĩa của nó. PL.2567, San Francisco, 10/3/2024 Chuyển dịch nhân Đại tường của Mẹ Phật tử Quảng Minh